Ngành Y học cổ truyền là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Bên cạnh ngành y học truyền thống, lĩnh vực y học cổ truyền cũng là một trong những ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi sức ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực y tế. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về ngành học cao quý này. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

1. Ngành y học cổ truyền là gì?

Ngành y học cổ truyền (tên tiếng Anh là Traditional medicine) là ngành thuộc lĩnh vực y học điều trị bệnh nhân dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành hay chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành có thể cân bằng trong cơ thể con người, từ đó chữa bệnh, khôi phục và làm cho cơ thể trở nên mạnh khỏe.

Ngành y học cổ truyền

2. Đào tạo

Cũng thời gian đào tạo khoảng 6 năm như các ngành y khác, nhưng chương trình học được đánh giá nặng hơn so với các ngành y còn lại. Sau khi sinh viên tốt nghiệp, bạn sẽ được trang bị các kiến thức đầy đủ bao gồm các kiến thức liên quan đến:

  • Các phương pháp điều trị chữa các bệnh cổ truyền. chẳng hạn như việc sử dụng thuốc bắc, xoa bóp, châm cứu bấm huyệt, thuốc na  để nghiên cứu các phương pháp từ đó chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh.
  • Các kiến thức đại cương và khối các kiến thức liên quan từ cơ bản đến chuyên sâu về ngành y. Trong đó các kiến thức chuyên sâu bao gồm Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Dược lâm sàng, Dưỡng sinh (xoa bóp, thực dưỡng); Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền); Châm cứu (Đầu châm, Điện châm, Thủy châm, Châm tê); Bệnh học như Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm,… Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…
  • Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chẩn đoán và điều trị các bệnh tật.
  • Đào tạo bài bản, chuyên sâu các kĩ năng và phương pháp khám chữa bệnh như bằng xoa bóp dùng thuốc đông y, châm cứu bấm huyệt…

3. Các phương pháp chẩn bệnh và các phương thức điều trị

Chẩn bệnh bằng các phương pháp:

  • Vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh)
  • Vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan)
  • Văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân)
  • Thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.

Điều trị sử dụng các phương thức:

  • Châm cứu
  • Vật lý trị liệu
  • Sử dụng thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp

4. Các tố chất để học tốt

Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ: đây là những yếu tố đầu tiên bạn cần có khi bước chân vào nghề y. Có được điều này, người bác sĩ mới cảm nhận thấy hiểu được nỗi đau người bệnh từ đó có những cử chỉ nhẹ nhàng cảm thông chia sẻ với người bệnh giúp đỡ họ để học tự tin hơn về bản thân mà chiến đấu với bệnh tật.

Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy: điều này sẽ giúp người bệnh tin tưởng vào bác sĩ, họ sẽ hoàn toàn yên tâm để chuẩn đoán bệnh và chữa trị bệnh tật.

Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu: giúp nâng cao kiến thức, giải quyết các vấn đề một cách logic, hợp lí, tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ: mỗi một bài thuốc đông y hay mỗi một huyệt đạo chỉ cần sai sót một chút có thể gây ảnh hưởng lớn tới tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, người trị bệnh mới có thể kiên trì với bệnh nhân tìm mọi biện pháp để có thể chữa trị cho bệnh nhân của  mình.

Có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng: đây là một ngành nghề khá vất vả, đòi hỏi thày thuốc phải có một sức khỏe thật tốt, nhất là trong các đợt dịch bùng phát, bệnh nhân tăng lên, mọi người cần có một thần kinh vững vàng thì mới có thể cổ vũ tạo động lực và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân một cách hiệu quả khác.

Học tốt môn sinh học, hóa học:  đây là ngành học có liên quan đến y học khá nhiều. Việc học tốt môn học này sẽ mang lại những kiến thức cơ bản đầu tiên cho sinh viên khi theo đuổi ngành, giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi học tập trong thời gian đầu tại các cơ sở đào tạo.

5. Cơ hội việc làm khi ra trường

Cũng như những ngành khác, cơ hội việc làm của ngành luôn rộng mở với rất nhiều vị trí và các cơ sở làm việc. Cụ thể:

Bác sĩ y học cổ truyền sau khi ra trường có thể làm việc tại các phòng khám tư nhân bấm huyệt, bốc thuốc, châm cứu…, bệnh viện Y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền thuộc các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh.

Tự mở nhà thuốc đông y, phòng khám đông y tại nhà

Nếu có chuyên môn tốt, bạn có thể lựa chọn ở lại trường học làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trường đại học, cao đẳng

6. Mức lương

Tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực làm việc của mỗi người mà mức lương nhận được sẽ khác nhau. Với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình tầm 5 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn mở các phòng khám tư nhân các phòng khám tại nhà với trình độ chuyên môn tốt bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương cao như mong đợi.

7. Mã ngành, điểm chuẩn và các phương thức xét tuyển

Mã ngành: 7720115

Điểm chuẩn: dao động trong khoảng 19,5 – 22,5 điểm (năm 2018)

Các phương thức xét tuyển:

Xét tuyển kết hợp dựa trên các chứng chỉ quốc tế

Xét tuyển thẳng dựa trên học bạ, giải thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia…

Xét tuyển dựa trên kì thi đánh giá năng lực tại các cơ sở đào tạo

Xét tuyển dựa trên điểm thi thpt Quốc gia gồm các tổ hợp xét tuyển:

  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)

8. Các cơ sở đào tạo

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Đại học Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y Dược – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học y dược Cần Thơ
  • Đại học  Y dược thành phố HCM
  • Đại học Y dược Sài Gòn

Cuối cùng từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hi vọng bạn sẽ có thêm cái nhìn mới về ngành từ đó đưa ra được những sự lựa chọn phù hợp cho bản thân. Chúc các bạn thành công.