Tuyển sinh đại học là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong nền giáo dục nước nhà. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa tuyển sinh trên các trang mạng xã hội lại tràn ngập những câu hỏi, thắc mắc của các sĩ tử. Đặc biệt với năm 2020 – một năm đầy biến động vì ảnh hưởng của dịch covid, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều phương thức xét tuyển mới, hẳn không ít bạn lại quay trở về với câu hỏi: Điểm chuẩn đại học là gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn đợn giản và đầy đủ hơn về khái niệm này .
1. Điểm chuẩn đại học là gì?
Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của ngành trong từng trường, và do chính ngôi trường đó quyết định chứ không phải một cá nhân nào khác hay một cơ sở đào tạo khác. Mỗi một ngành hoặc một nhóm ngành trong một ngôi trường xác định sẽ có điểm chuẩn riêng, có thể giống nhau hoặc cách nhau rất xa tùy thuộc vào số lượng nguyện vọng và điểm của các thí sinh đăng kí vào trường. Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi các bạn có số điểm lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn bạn sẽ đậu vào chuyên ngành hoặc nhóm ngành của ngôi trường mà bạn đăng kí. Ví dụ năm 2019 điểm chuẩn trường đaị học kinh tế quốc dân ngành kinh tế là 24.75, thì bạn được 25 chắc chắn đậu rồi nhé, yên tâm chuẩn bị hành trang để vào trường thôi nha.
Vậy các sĩ tử có lo lắng khi nào biết điểm chuẩn không? Khi có rất nhiều nguồn dự báo điểm, công bố điểm? Các bạn hãy đừng lo lắng khi nhìn vào những số liệu đó nhé. Hãy vững tin và đợi đến những giây phút quyết định tương lai của mỗi chúng ta. Vì điểm chuẩn sớm nhất sẽ được công bố trước hạn chót một ngày cơ mà.
2. Vậy tại sao có trường hợp đủ điểm chuẩn nhưng bạn vẫn rớt đại học?
Đối với một số trường để đảm bảo đủ chỉ tiêu , trường sẽ xét đến các tiêu chí phụ dành cho các bạn bằng điểm chuẩn . Tiêu chí phụ trong tuyển sinh đó là cách đánh giá khi các sĩ tử có cùng điểm số và nhà trường sẽ chọn những thí sinh có các tiêu chí phụ đó. Đáp ứng được điều này bạn chắc chắn có một tấm vé đại học mơ ước rồi nhé.
Cùng lấy một ví dụ đơn giản để hiểu thêm nè. Nếu có nhiều thí sinh bằng điểm nhau cùng nộp đơn xét tuyển vào trường mà chỉ được chọn thêm một nhóm ít hơn thì nhà trường sẽ đưa ra tiêu chí phụ về thứ tự nguyện vọng chỉ xét từ nguyện vọng thứ ba trở xuống, khi đó thí sinh A để nguyện vọng 1 sẽ chắc chắn trúng tuyển, và thứ tự nguyện vọng chính là tiêu chí phụ trong trường hợp này. Ngoài ra các tiêu chí phụ khác nữa như điểm thi thptqg môn toán, môn anh , điểm tổng kết học bạ thpt …
3. Điểm chuẩn và điểm sàn có khác nhau không?
Có rất nhiều bạn nhầm tưởng hai khái niệm này là một, nhưng không phải vậy.
Điểm sàn bạn có thể hiểu nôm na đó là điều kiện cần để một thí sinh có cơ hội đăng kí vào ngành hoặc nhóm ngành của trường đó. Nó là số điểm tối thiểu để đảm bảo nguồn chất lượng đầu vào của một trường và được căn cứ dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm thi của thí sinh, áp dụng cho toàn bộ chuyên ngành của một trường và do bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Giả sử điểm sàn của trường A là 21 điểm thì các bạn dưới 21 sẽ chắc chắn rớt khí đăng kí vào trường. khi đó các sĩ tử buộc phải thay đổi nguyện vọng vào các trường có điểm sàn thấp hơn để tiếp tục ước mơ học đại học của bản thân ,hoặc lựa chọn thi lại đặt mục tiêu quyết tâm vào ngôi trường đại học mình mong muốn.
Tiếp theo điểm sàn sẽ là điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển dựa trên điểm sàn và do chính trường quyết định. Ở hầu hết các trường, điểm xét tuyển thường lấy cao hơn điểm sàn, là căn cứ để các trường tiếp nhận hồ sơ thí sinh.
Như vậy nếu xem điểm sàn là điều kiện cần thì điểm chuẩn chính là điều kiện đủ. Tùy thuộc ở một số trường sẽ xét thêm tiêu chí phụ để đảm bảo số lượng thí sinh vào học tại trường.
4. Điểm chuẩn đại học một số trường
Sau đây mình xin thông kê điểm chuẩn một số trường đại học
a) Điểm chuẩn đại học ngoại thương
b) Điểm chuẩn đại học bách khoa
c) Điểm chuẩn đại học thương mại
d) Điểm chuẩn đại học kinh tế TP.HCM
e) Điểm chuẩn đại học kinh tế quốc dân
f) Điểm chuẩn học viện tài chính
g) Điểm chuẩn đại học công nghiệp hà nội
h) Điểm chuẩn học viện ngân hàng
k) Điểm chuẩn đại học khoa học tự nhiên
Đến đây hẳn các sĩ tử đã có cái nhìn nhất rõ ràng hơn về điểm chuẩn, tiêu chí phụ và điểm sàn. Hy vọng rằng các bạn có thể căn cứ vào nguyện vọng, điểm số, điểm sàn và xét tuyển của từng trường để có những quyết định đúng đắn cho riêng mình.
Tác Giả: Nguyễn Chinh